HƯỚNG DẪN TRỊ RỤNG TÓC DO NẤM HIỆU QUẢ

Rụng tóc là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, và thủ phạm chính gây nên tình trạng rụng tóc đó chính là do vi nấm gây ra. Trước tình trạng vệ sinh chăm sóc tóc không đúng cách thì nguy cơ nấm phát triển gây rụng tóc khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Đối với rụng tóc do nấm thì việc dùng thuốc uống chống rụng tóc là việc rất cần thiết và kết hợp thêm cách chăm sóc đúng cách thì bệnh mới có thể trị dứt điểm. Dưới đây là 2 loại rụng tóc do nấm gây ra và cách điều trị bệnh mà bạn nên biết để việc điều trị nấm dễ dàng hơn. Không nên tự điều trị và để bệnh kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng không tốt.

Cách điều trị rụng tóc do nấm hiệu quả
1. Hai loại rụng tóc do nấm gây ra

DẦU GỘI AMLA – Dầu gội organic Amla đặc trị rụng tóc – giải pháp chữa rụng tóc bằng thảo dược hiệu quả nhất hiện nay.An toàn cho sức khỏe.Giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc.Giúp cho mái tóc mềm mại, bồng bềnh và sạch gầu.Có mùi hương thư thái của các loại tinh dầu.
* Bệnh nấm tóc khô
Đối với hiện tượng bệnh lý thường các loại nấm gây tổn thương với vài ba đốm tóc bị rụng, mỗi đốm có đường kính rộng khoảng vài centimét. Da đầu ở nơi tóc bị rụng có màu xám của những vảy da, và các cọng tóc bị gãy rất gần với da đầu có hiện tượng ngứa khó chịu, thường xuyên và vào đêm nhiều. Khi rọi đèn chiếu ánh sáng cực tím như đèn Wood, thấy các cọng tóc bị nấm ký sinh sẽ phát quang màu xanh. Tuy nhiên thời điểm này bệnh cũng đã nặng và cần được tiến hành điều trị nhanh chóng nhé. Nếu bị nhiễm giống nấm ưa thích ký sinh ở người thì ít khi da đầu bị tổn thương nhưng nếu bị nhiễm giống nấm từ động vật thì da đầu có thể bị viêm nhưng không nung mủ. Thể bệnh nấm tóc khô thường xảy ra ở trẻ em từ 1 – 12 tuổi, hiếm gặp ở người lớn.

* Bệnh nấm tóc sinh mủ
Bệnh nấm tóc sinh mủ khác với bệnh nấm tóc khô ở nhiều đặc điểm như chúng có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn, và có mủ và các nốt sần. Tác nhân gây bệnh là loại nấm Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton verrucosum. Đây là các giống nấm ưa thích ký sinh ở động vật vì thế bệnh không khó nhận biết và phân biệt. Biểu hiện đầy tiên là nổi lên một mảng da đỏ có vảy, hình tròn. Mảng da này nhanh chóng sưng lên, đỏ, sinh mủ rồi tóc rụng đi; lỗ chân tóc nở rộng và từ đó mủ chảy ra. Sau một thời gian thì phản ứng viêm giảm đi và tóc có thể mọc trở lại. Bệnh nấm tóc sinh mủ không gây đau, không gây sốt và cũng không gây nổi hạch. Những tổn thương do nấm gây nên có khả năng định vị ở một số nơi có lông và tóc nên có thể gặp ở vùng râu cằm, râu mép. Khi chiếu bằng ánh sáng tia cực tím thì không làm các cọng tóc phát quang. Nếu xét nghiệm vi thể, có thể thấy tóc bị nấm ký sinh có bào tử nấm cả bên trong lẫn bên ngoài cọng tóc.
Nói chung cả 2 dạng này đều gây nên tình trạng rụng tóc khéo dài và dẫn tới nguy cơ mất tóc toàn bộ vì thế nên khi thấy những triệu chứng rụng tóc thì nên đi kiểm tra nhanh chóng để chữa trị kịp thời hạn chế nguy hiểm có thể sảy ra.

Cách điều trị bệnh rung tóc do nấm gây ra

Hiện nay  các phương pháp chính để trị rụng tóc do nấm hiện nay chính là việc dùng thuốc. Thường là thuốc uống chống nấm toàn thân, bôi thuốc hay gội đầu với thuốc chống nấm tại chỗ và giữ gìn tóc khô ráo trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể các thuốc đó là:
– Thuốc uống chống nấm toàn thân thường dùng gồm các loại griseofulvin, itraconazol, ketoconazol… – Thuốc bôi chống nấm tại chỗ thường dùng gồm dung dịch BSI, kem nizoral, kem clotrimazol, kem griseofulvin, kem ketoconazol… nhưng các thuốc bôi tại chỗ ít tác dụng vì nấm theo sợi tóc ăn xuống sâu dưới da. Riêng đối với bệnh nấm tóc sinh mủ hay nấm tổ ong (Kérion de Celse) phải chích rạch mủ, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm; có thể cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn và chống nấm đường toàn thân.
Lưu ý: Ngoài việc sử dụng thuốc trị nấm tóc ở trên thì bệnh nhân cũng nên phối hợp với cách chăm sóc phòng bệnh nấm tóc hiệu quả bằng cách không nên gội đầu quá nhiều đối với các chất gội đầu có độ tẩy gàu cao, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. Phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu, đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và bị ướt đầu lúc đi ngoài mưa về. Một điều cần chú ý là không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu làm cho tóc bị ẩm, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tóc phát triển gây bệnh. Không nên dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu của người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.

[kkstarratings]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đã đặt hàng